Sàn gỗ nhựa ngoài trời đang là sản phẩm nhận được sự quan tâm và yêu thích sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, do thực hiện sai kỹ thuật lắp ráp mà hiện tượng hư hỏng cong vênh của loại gỗ này xuất hiện. Khiên cho bạn tốn thêm rất rất nhiều chi phí sửa chữa. Vậy nên trong khuôn khổ bài viết hôm nay, kỹ thuật viên của Wood Light sẽ hướng dẫn kỹ thuật thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời và các lưu ý liên quan. Hãy cùng theo dõi.
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ lắp đặt
Chuẩn bị mặt bằng
-
Khâu chuẩn bị bề mặt thi công rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến bề mặt sàn sau khi hoàn thiện. Bề mặt nền yêu cầu phẳng và dốc. (Giúp tránh bị đọng nước trên bề mặt sàn nền khi rửa hoặc trời mưa).
-
Mặt nền yêu cầu cứng để cố định xương thanh đá (bê tông, gạch đặc,...) bằng biện pháp khoan vít nở.
-
Lưu ý:
Nhằm đảm bảo mặt sàn hoàn thiện đẹp, thẩm mỹ cao thì nền cốt gần như phải phẳng tuyệt đối. Có thể sử dụng các biện pháp xử lý cốt như: láng vữa, trát bù vữa lên bề mặt bê tông, kê kích bằng các phụ kiện của nhà máy sản xuất ( khuyến cáo chỉ sử dụng khi chênh cốt thấp ≤ 2mm.)
Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt: máy bắn vít, máy khoan bê tông, máy cắt cầm tay, búa,...
Bước 2: Tiến hành lắp đặt hệ xương đỡ sàn
Thanh xương sàn sẽ được lắp đặt bằng cách bắn vít nở trực tiếp xuống nền dưới, vì thế yêu cầu đặt ra là nền phải đảm bảo độ phẳng gần như tuyệt đối. Trong quá trình khảo sát, nếu bề mặt nền không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì cần yêu cầu xử lý đúng tiêu chuẩn mới được thi công.
Các phụ kiện:
-
Thanh xương đà (xương đỡ sàn): Khung đỡ
-
Nẹp sàn: bo xung quanh viền sàn
-
Ke chốt sàn - chốt liên kết
-
Đinh đi kèm ke chốt sàn
Tiến hành thi công lắp đặt xương sàn
-
Lắp đặt các thanh đà cố định vào mặt sàn, khoảng cách giữa các thanh đà với nhau là 250mm - 300mm (lưu ý nếu sàn và thanh đà không đứng thẳng thì cần rút ngắn khoảng cách trên).
-
Khúc nối thanh sàn phải được gắn 2 thanh đà sát nhau. Đảm bảo khi bước dẫm lên thanh sàn không bị gãy. KHung đà có thể được cố định bằng cách bắn vít và tắc kê để ghim chặt thanh đà vào nền.
-
Nếu hệ thống khung xương bằng sắt hộp thì sử dụng hàn cố định xuống mặt sàn và nên dùng hộp inox để chống han rỉ và phải sửa chữa sau này.
Mẹo: nên đi 2 lớp sắt để dễ lấy mặt bằng sàn hơn.
Bước 3: Lắp đặt thanh gỗ nhựa ngoài trời
-
Tiến hành định vị sàn vào hệ thống thanh xương sàn đã lắp trước đó.
-
Cố định thanh sàn gỗ nhựa đầu tiên vào xương sàn bằng vít inox và ke nhựa.
-
Tiến hành lắp từng tấm thanh sàn qua thanh xương sàn (Chú ý: thanh sàn luôn theo phương vuông góc với thanh xương). Khoảng cách khe hở giữa 2 thanh sàn được khuyến nghị là ≥ 5mm (tạo độ giãn nở cho sàn). Khe hở giữa sàn và chốt nối là 5mm.
-
Lắp chốt gia cố giữa khe ván sàn với thanh xương sau đó bắn vít inox vào vị trí ke nhựa xuống thanh xương. Yêu cầu bắt buộc phải dùng vít inox để đảm bảo độ bền cho sàn ngoài trời.
-
Tiếp theo lắp ván kẹp vào chốt nhựa kế tiếp, bắn vít vào thanh xương cho đến cuối công trình.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt
Khi đã lắp đặt cơ bản xong bề mặt sàn gỗ, bạn sẽ tiến hành thêm các bước sau để hoàn thiện công việc:
-
Cắt, xẻ các mép, tấm xép của không gian lắp đặt sàn gỗ.
-
Lưu ý: Các điểm đầu sàn, điểm xép, cong mép ngoài của sàn gỗ nhựa ngoài trời buộc phải có xương bắn cố định, nếu không sẽ bị cong vênh nhanh chóng.
-
Sử dụng các tấm gỗ, ván mép 45⁰ hoặc để thẳng bắn ghim vào các rìa xung quanh không gian lắp đặt nhằm che rãnh hở và khung xương ở hai đầu hoặc thi công theo bản vẽ thiết kế.
-
Tiến hành trám vá lại các lỗ vít, đối với việc lắp đặt sử dụng cách vít mặt.
Các điểm kết thúc sàn bên ngoài có thể sử dụng bịt đầu nhựa, V nhựa, V thép hoặc V inox để che góc tạo tính thẩm mỹ cho công trình.
Một số yêu cầu kỹ thuật
-
Khi lắp sàn cần kiểm tra kỹ tình hình của hệ xương, nghiệm thu hệ xương khi thi công sàn
-
Lắp đặt hệ xương đỡ và sàn cách tường khoảng 7-10mm, khoảng cách này để lắp nẹp gỗ nhựa.
-
Ở mỗi điểm nối của 2 đầu thanh sàn, cần lắp hệ xương kép để đảm bảo kết cấu. Ở vị trí này cần lắp chốt liên kết ra sát đầu sàn và bắn vít thật chắc chắn, tỉ mỉ
-
Đảm bảo lắp đủ số lượng chốt nối cần thiết
-
Khe hở giữa mép sàn và tường phải đảm bảo từ 8mm đến 10mm
-
Khoảng cách giữa 2 thanh sàn ≥ 5mm.
-
Mép cắt ở những nơi gặp vật cản cần nhẵn, đẹp, ôm tương đối theo mép của vật cản
-
Bề mặt sàn gỗ sau khi thi công cần chắc chắn, nhẵn, phẳng.
-
Tuyệt đối không dùng búa đóng trực tiếp vào ván gỗ
-
Khi vệ sinh không được dùng hóa chất tẩy rửa quá mạnh, tránh làm hỏng sàn.
Các nguyên nhân và cách phòng tránh sàn gỗ cong vênh
Nguyên nhân làm sàn gỗ nhựa ngoài trời cong vênh
-
Nhiệt độ
Sàn gỗ nhựa hay bất kỳ chất liệu ngoài trời như thép, sắt, bê tông đều bị giãn nở tự nhiên bởi nhiệt độ. Sàn gỗ nhựa ngoài trời là một vật liệu tổng hợp có thể bị biến đổi hình dạng khi điều kiện quá khắc nghiệt.
Một số loại vật liệu hấp thụ nhiệt, biến dạng dần và không co lại. Ván sẽ không thẳng và gây ra tình trạng cong vênh.
-
Do lắp đặt không đúng kỹ thuật
Lắp ráp không đúng kỹ thuật là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến sàn gỗ nhựa ngoài trời bị cong vênh.
Về lý thuyết các loại sàn gỗ nhựa dù loại thường hay cao cấp đều bị giãn nở bởi nhiệt độ và độ ẩm. Chính vì thế khi lắp đặt sàn kỹ thuật đúng luôn có một khoảng cách giữa sàn và tường, giữa các tấm sàn. Nếu không có khoảng cách này thì tình trạng cong vênh sẽ diễn ra với cả loại vật liệu cứng và cao cấp nhất.
Nói đơn giản: là tường và các vách sẽ cản trở quá trình mở rộng (giãn nở) của sàn gỗ, khiến nó không thể kéo dài thêm và buộc phải cong lên tự nhiên.
Tình trạng thường gặp sai kỹ thuật là bắn trực tiếp thanh sàn gỗ nhựa ngoài trời xuống nền. Hoặc chỉ cố định xuống nền phụ hoặc hệ khung xương bằng vít mà không có kết nối ke nhựa liên kết cũng khiến cho sàn bị cong vênh.
-
Do sàn gỗ nhựa ngoài trời thuộc loại kém chất lượng
Sàn gỗ nhựa ngoài trời là một chất liệu nhân tạo. Được sản xuất theo nguyên lý tổng hợp từ gỗ và nhựa ép với nhau theo công nghệ ép đùn dạng đặc hoặc rỗng lỗ tròn, lỗ vuông. Mỗi hãng sản xuất khác nhau thì tỷ lệ các thành phần cũng khác nhau cho hệ số giãn nở khác. Chất lượng kém thì hệ số giãn nở cao và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm cao.
Cách phòng tránh sàn gỗ nhựa bị cong vênh
-
Sử dụng các biện pháp hạn chế ánh nắng để giàm nhiệt tác động lên sàn: ô che nắng, bóng cây, bạt,...
-
Lắp ráp sàn theo đúng kỹ thuật bằng cách để khoảng cách giãn nở giữa sàn và các bề mặt đứng cố định. Tuyệt đối không cố định 2 đầu tấm ván sàn xuống nền phụ để sàn có thể giãn nở tự do.
-
Chọn lựa các dòng gỗ nhựa composite chất lượng cao từ cơ sở uy tín. Có bảo hành dài hạn để tránh các thiệt hại tác nhân hằng ngày của nước, nhiệt độ, độ ẩm.
Một số lưu ý khi lắp sàn gỗ nhựa ngoài trời
-
Hệ khung xương
Sàn ngoài trời loại sàn nâng là các tấm ván gỗ nhựa được gắn lên hệ khung xương giúp cho việc thoát nước nhanh. Các nguyên liệu để làm khung xương sẽ là các thanh đà gỗ nhựa, thành sắt hộp mạ kẽm chống gỉ, thanh inox hộp,... Mỗi loại sẽ có nhiều kích thước để chọn lựa.
Cần chọn lựa các loại xương phù hợp dày, chắc chắn để chịu lực tốt. Nếu hệ khung xương yếu sẽ khó chống đỡ được sức nặng của tấm ván, đồ vật, con người bên trên. Sau một thời gian hệ khung xương bị biến dạng, sàn gỗ nhựa lúc này rất dễ bị cong vênh và hư hỏng.
-
Khoảng cách giữa các thanh giằng
Khoảng cách của các thanh giằng cần phải chuẩn. Quá xa sẽ bị lỏng léo và ngược lại sẽ bị cong vênh. Theo chuyên gia thì khoảng cách giữa các thanh giằng hệ khung xương là 24mm - 30cm. Đầu tư thêm vào vật liệu làm khung để tăng độ ổn định cho sàn ngoài trời lâu dài nhất.
-
Xác định khoảng cách thanh giằng không chính xác
Nguyên tắc khi lắp đặt sàn gỗ nhựa là đấu các tấm ván gỗ nhựa đều phải gối lên thanh giằng. Tại điểm nối giữa 2 đầu sẽ càn có chốt vít xuống khung xương, trung bình mỗi m2 sàn cần 20 -25 ke nhựa hoặc ke inox để cố định nó xuống hệ khung xương.
Nếu thiếu các chốt đầu tấm hoặc quá ít chốt thì rất dễ xảy ra hiện tượng hỏng và cong vênh sàn.
Sử dụng đủ chốt và siết xuống hệ khung bằng vít inox không gỉ.
-
Nẹp sàn ngoài trời
Một sai lầm phổ biến khác trong quá trình lắp đặt tấm ván nếu không sử dụng nẹp xung quanh sau khi hoàn thiện ngoài bị bụi bẩn bị két trong tấm ván sàn rỗng. Khi có quá nhiều nó sẽ làm cho tấm nẹp bị cong vênh hoặc kéo ra khỏi thanh giằng.
Hãy sử dụng nẹp V hoặc các loại chốt đầu tấm cho các loại ván sàn rỗng. Kích thước nẹp này đủ lớn để có đủ khoảng cách giãn nở cho các tấm ván sàn.
-
Vít chặt các tấm ván sàn ngoài trời
Thiết kế tấm ván sàn kiểu mới có hèm khóa giúp gắn các tấm ván xuống hệ khung xương bằng chốt nhựa. Điều này hỗ trợ các tấm ván có thể dễ tháo lắp, bề mặt cũng không có các lỗ. Có thể giãn nở theo cả chiều dọc và chiều ngang ở một mức độ nhất định mà không bị thay đổi hình dạng khi bị cố định ở một số điểm.
Chỉ dùng vít cố định cho lắp ráp các bậc cầu thang gỗ ngoài trời vì có diện tích nhỏ, ít giãn nở và cần sự chắc chắn.
==>> Địa điểm thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời uy tín - Gọi ngay Hotline: 0842 191 777 Mr Học
Wood Light không chỉ là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp các dòng gỗ nhựa cao cấp nhập khẩu đẹp mà còn là đơn vị thi công sàn gỗ nhựa chất lượng tại Đà Nẵng. Bạn cần tư vấn thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời, giàn hoa, cửa, ốp trần,... hãy liên hệ với WoodLight”
-
Đội ngũ tư vấn kinh nghiệm, thợ với tay nghề cao trong lĩnh vực trang trí nội thất.
-
Công ty có kho bãi lớn với sàn gỗ nguồn cung chất lượng. Nhận thi công nội thất trọn gói.
-
Nhà xưởng máy móc hiện đại.
-
Địa điểm tọa lạc tại vị trí ngoài ô thoải mái để bạn thăm và kiểm tra chất lượng.
-
Giá thành hợp lý, có hỗ trợ vận chuyển linh hoạt
-
Chế độ bảo hành và hỗ trợ tối ưu.
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC & NỘI THẤT WOOD LIGHT
-
Cửa Hàng/ Kho Bãi: Khánh An 10, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
-
Hotline: 0843 191 777
-
Email: hoc.woodlight@gmail.com
-
Website: https://www.woodlight.com.vn
- Hướng Dẫn Thi Công Lam Hộp Gỗ Nhựa Ngoài Trời Làm Giàn Pergola Mái Hiên Sân Thượng (04.05.2023)
- Hướng dẫn thi công tấm ốp lam sóng (09.10.2020)
- Hướng dẫn thi công sàn vỉ gỗ nhựa (10.04.2020)
- Hướng dẫn thi công sàn ngoài trời (10.04.2020)